Hợp đồng thi công nội thất là văn bản không thể thiếu nhằm đảm bảo quyền và lợi ích giữa nhà thầu và chủ đầu tư. Đây là văn bản quan trọng để khi gặp vấn đề vướng mắc có thể dựa vào các điều khoản trong hợp đồng giải quyết ổn thỏa, rõ ràng hơn.
Vậy hợp đồng thi công nội thất là gì? Cần lưu ý gì khi làm hợp đồng thi công nội thất? Cùng BlueSea Decor tìm hiểu về văn bản này qua bài viết dưới đây để có lời giải đáp tốt nhất.
Nội dung bài viết
Hợp đồng thi công nội thất là gì?
Hợp đồng thi công nội thất là những thỏa thuận ràng buộc, điều kiện đáp ứng, yêu cầu quyền lợi trách nhiệm giữa hai bên gồm đơn vị thi công và gia chủ. Căn cứ vào các điều khoản trong hợp đồng có thể đánh giá, nghiệm thu từng hạng mục thi công nội thất.
Mẫu hợp đồng thi công nội thất
Hợp đồng thi công nội thất có mấy loại?
Có 2 loại mẫu hợp đồng thi công nội thất như sau:
-
Hợp đồng thi công nội thất trọn gói: Bao gồm các công việc thiết kế, thi công, trang trí nội thất, lắp đặt đầy đủ trang thiết bị hoàn thiện
-
Hợp đồng thi công lắp đặt nội thất có sẵn: Bao gồm việc thi công dựa trên thiết kế có sẵn, kèm theo việc mua thiết bị và sản xuất nội thất như bản thiết kế có sẵn
Hợp đồng thi công nội thất BlueSea Decor
Vai trò của hợp đồng thi công nội thất
Dù công trình của bạn là lớn hay nhỏ thì hợp đồng thi công vẫn đóng vai trò rất quan trọng như sau:
-
Đảm bảo quyền lợi của bên gia chủ và bên chủ thầu thi công
-
Thể hiện rõ nghĩa vụ và trách nhiệm của bên đảm nhận dự án
-
Những yêu cầu và thỏa thuận của hai bên trong quá trình thi công
-
Là bằng chứng xử lý tranh chấp, vướng mắc về sau giữa hai bên
Hợp đồng thi công nội thất bắt buộc phải có khi hai bên làm việc và thỏa thuận với nhau, đây vừa là cầu nối vừa là bằng chứng để xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình làm việc. Vì vậy, bạn cần tìm hiểu kỹ các điều khoản và nội dung có trong bản hợp đồng.
Lưu ý quan trọng khi làm hợp đồng
Trong quá trình thương thảo làm hợp đồng thi công nội thất, bạn cần phải lưu ý đến các yếu tố sau:
Xem kỹ thông tin hợp đồng
-
Hợp đồng phải có đầy đủ thông tin cũng như chữ ký đại diện của cả hai bên
-
Địa điểm ký kết, loại công trình tiến hành thi công
-
Thời gian thi công và hiệu lực hợp đồng
-
Nguyên tắc bình đẳng, có sự thống nhất thỏa thuận và tự nguyện giữa hai bên
-
Quyền lợi, trách nhiệm của hai bên trước, trong và sau khi tiến hành thi công nội thất
-
Bồi thường thiệt hại của bên vi phạm hợp đồng, các khoản chi phí phát sinh ngoài hợp đồng,…
Xem kỹ thông số sản phẩm
-
Khi ký kết hợp đồng thi công nội thất, bạn cần lưu ý đến thông số thiết bị, chủng loại vật liệu, mã vật liệu, thương hiệu của các sản phẩm và đồ nội thất
-
Lưu ý đến kích thước sản phẩm, đơn giá và những thông tin đã thỏa thuận khác
-
Nếu được, hãy bổ sung hình ảnh đi kèm để tăng tính xác thực cho hợp đồng trong quá trình thi công và bàn giao
Xem kỹ hình thức thanh toán
Thống nhất rõ ràng về hình thức và tiến độ thanh toán. Thông thường, đối với việc thi công nội thất, hình thức thanh toán được chia thành 3 đợt giải ngân như sau:
-
Đợt một: Tạm ứng để đảm bảo hai bên đều đồng ý thực hiện thi công theo hợp đồng. Mức tạm ứng theo thỏa thuận thường là 40 – 50% trên tổng giá trị hợp đồng
-
Đợt hai: Đơn vị nội thất tiến hành tập kết vật liệu và nhân công đến công trình của bạn. Lúc này, bạn tiếp tục thỏa thuận phần trăm ứng thêm
-
Đợt ba: Khi hoàn thành, bạn kiểm tra và nghiệm thu sản phẩm. Sau đó, bạn thanh toán phần còn lại
Xem kỹ chế độ bảo hành
-
Khi nhận bàn giao với nhà thầu, bạn cần hỏi rõ thời gian bảo hành, bảo trì sản phẩm
-
Cơ chế – Chính sách bảo hành, bảo trì chất lượng sản phẩm dịch vụ sau khi bàn giao dự án
Như vậy, để làm đẹp cho tổ ấm theo đúng yêu cầu sở thích, đòi hỏi bạn phải đầu tư nhiều tâm huyết, thời gian. Hy vọng với bài viết này bạn sẽ trang bị cho mình những thông tin bổ ích trước khi tiến hành ký kết hợp đồng thi công nội thất.
Ngọc Trinh