Không gian mở đã và đang trở thành một trong những xu hướng lựa chọn tối ưu trong thiết kế nội thất hiện nay. Với lợi thế nổi bật về khả năng tận dụng không gian, ý tưởng thiết kế này được ứng dụng vào nhiều phong cách nội thất như Lãng mạn (Romanticism), Sang trọng (Luxury), Tối giản (Minimalism),… và đặc biệt phổ biến trong phong cách Hiện đại (Modernism).
Vậy không gian mở là gì? Tại sao lại được đón nhận nồng nhiệt như vậy? Hãy cùng BlueSea Decor tìm hiểu chi tiết qua bài viết này nhé.
Không gian mở là xu hướng tất yếu trong thiết kế nội thất
Nội dung bài viết
- 1 Không gian mở là gì?
- 2 Lịch sử phát triển của nội thất không gian mở
- 3 Lợi thế của không gian mở
- 4 Thiết kế nội thất mở được áp dụng ở những không gian chức năng nào?
- 5 Ưu điểm – Nhược điểm của nội thất không gian mở
- 6 Ý tưởng thiết kế không gian mở
- 7 BlueSea Decor – Chuyên thiết kế, thi công nội thất không gian mở ấn tượng
- 8 Tổng hợp mẫu thiết kế nội thất không gian mở
Không gian mở là gì?
Trong thiết kế kiến trúc nhà ở ngày xưa, các phòng thường xây dựng tách biệt với chức năng riêng, chúng được ngăn cách bởi một bức tường để đảm bảo tính riêng tư. Tuy nhiên, diện tích sử dụng cho nhà ở sẽ hạn chế và con người dần tìm cách giải bài toán tối ưu không gian, làm sao cho không gian luôn thoáng đạt nhất có thể, từ đó thuật ngữ không gian mở ra đời.
Thuật ngữ không gian mở để chỉ một không gian rộng lớn, không tồn tại bất kỳ bức tường hay vách ngăn kín nào. Tại đây, không gian được tận dụng tối đa và nó được bố trí các chức năng sử dụng khác nhau thay vì chỉ có một như trước.
Ý tưởng thiết kế không gian mở giúp căn nhà trở nên thoáng hơn, rộng hơn và nó là giải pháp tối ưu nhất cho những căn nhà có diện tích khiêm tốn, đặc biệt là các tòa chung cư có thiết kế căn hộ 1 phòng ngủ, căn hộ 2 phòng ngủ. Ngoài ra, nói đến không gian mở, nó còn được hiểu là một không gian thiết kế và thi công nội thất hướng ra bên ngoài và hòa quyện với môi trường tự nhiên.
Giải pháp không gian mở làm tăng liên kết và hưởng trọn ánh sáng tự nhiên
Ngày nay, thiết kế không gian mở được rất nhiều người yêu thích và lựa chọn cho ngôi nhà của mình. Với cách bố trí nội thất mở giúp các yếu tố thiên nhiên được đưa vào nhà một cách tự nhiên và gần gũi nhất. Trong đó phải kể tới ánh sáng và gió tự nhiên, những tia nắng tràn ngập khắp không gian vừa giúp lưu thông không khí vừa tạo cho chúng ta cảm giác gần gũi với thiên nhiên. Do đó các loại cửa kính hệ lớn thường là lựa chọn hàng đầu khi bố trí nội thất không gian mở.
Lịch sử phát triển của nội thất không gian mở
Trước Thế chiến thứ II, kiến trúc các ngôi nhà phương Tây thường có sơ đồ mặt bằng khá đơn giản. Trong đó hành lang chính sẽ được thiết kế mở lối vào các phòng nhánh. Vị trí bếp nấu thường bố trí ở phía sau nhà và nó được sử dụng cho mục đích giao tiếp với xã hội. Vì thế một chiếc cửa phụ sẽ được lắp đặt bên ngoài nhà bếp để giao thức ăn hoặc làm lối vào.
Trong những năm hậu chiến, không gian mở được đưa vào thiết kế nhà ở và bắt đầu có tác dụng. Nhờ tính linh hoạt mà nó được áp dụng trong thiết kế nhà bếp để những người vợ dễ dàng quan sát con nhỏ trong khi đang dọn dẹp và nấu ăn. Từ năm 1990, không gian nội thất mở gần như trở thành tiêu chuẩn của những ngôi nhà mới tại phương Tây và dần du nhập vào Việt Nam, đặc biệt ở loại hình căn hộ chung cư.
Nội thất không gian mở 3 trong 1, gồm phòng khách – phòng ăn – phòng bếp
Phương pháp thiết kế này thể hiện rõ sự thuận tiện trong việc sử dụng, cụ thể là tối ưu công năng và tiện nghi. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng phải đảm bảo việc sắp xếp ngăn nắp mọi thứ, tránh để không gian trở nên lộn xộn, mất thẩm mỹ.
Lợi thế của không gian mở
Tối ưu diện tích
Đặc trưng của thiết kế nội thất không gian nhà theo dạng mở là các khu vực, không gian chức năng được kết nối với nhau hài hòa, liền mạch mà không có sự ngăn cách bởi các bức tường. Đặc biệt, với những căn hộ diện tích nhỏ, hẹp thì thiết kế không gian mở giúp tiết kiệm và tối ưu hóa diện tích. Không gian ngôi nhà vì thế mà rộng rãi, thông thoáng hơn.
Tối ưu không gian và diện tích để ngôi nhà rộng hơn, thông thoáng
Mở rộng tầm mắt
Khi phá bỏ những vách ngăn phân chia không gian, căn nhà sẽ có cảm giác được mở rộng và thoáng đãng hơn. Lúc này, giữa phòng khách và phòng bếp, hay phòng khách và phòng ăn,… vẫn có sự liên kết với nhau nhưng không bị ngăn cách bởi những vách ngăn che khuất tầm mắt, ngăn cản ánh sáng. Đặc biệt đối với căn hộ hay chung cư có diện tích nhỏ, không gian mở sẽ là giải pháp hoàn hảo để mở rộng diện tích, nhân đôi tiện nghi cho cuộc sống hiện đại.
Không gian mở là giải pháp hoàn hảo để mở rộng tầm mắt
Chan hòa với thiên nhiên
Hiện nay, con người chủ yếu sống bó hẹp trong những không gian khép kín, ít tương tác với bên ngoài, gây ra nhiều vấn đề về tinh thần cũng như sức khỏe. Việc xây dựng một không gian mở ngay trong căn nhà của mình sẽ tạo điều kiện để con người hít thở khí trời, sống chan hòa hơn với thiên nhiên. Từ đó, có thể giúp cải thiện tâm trạng cũng như tạo thêm nhiều cảm hứng sống và làm việc hiệu quả. Vì vậy, đây là một trong những lợi ích của không gian mở được rất nhiều người tán thành.
Sống chan hòa với thiên nhiên giúp cải thiện tinh thần và sức khỏe
Tạo không gian ấn tượng
Không gian mở hòa mình với thiên nhiên là một trong những phong cách thiết kế thời thượng hiện nay. Những yếu tố nội – ngoại thất hòa quyện với cảnh quan bên ngoài tạo nên một dòng chảy liền mạch và có tính nghệ thuật cao. Giữa những căn nhà chung cư khép kín nhàm chán, lối thiết kế mở chắc chắn sẽ là điểm nhấn hoàn hảo cho ngôi nhà của bạn.
Ý tưởng thiết kế không gian mở giúp ngôi nhà ấn tượng và hoàn hảo hơn
Đón nguồn ánh sáng tự nhiên
Một trong những lý do khiến nội thất thiết kế mở ngày càng được ưa chuộng là bởi nó giúp gia chủ đón nguồn ánh sáng tự nhiên cho ngôi nhà. Với chất liệu bằng kính trong suốt, việc lấy ánh sáng tự nhiên tốt hơn từ đó giúp ngôi nhà luôn thông thoáng, lưu thông không khí tốt.
Cửa kính trong suốt giúp ánh sáng tự nhiên tràn ngập không gian nhà
Là xu hướng thời thượng
Phong cách thiết kế không gian mở luôn nằm trong top các xu hướng thiết kế nội thất, đặc biệt là trong thiết kế căn hộ chung cư. Việc hài hòa giữa nơi ở và thiên nhiên là điều đang được gia chủ đề cao, vừa tạo sự thoải mái vừa mang đến sức khỏe trong lành.
Thiết kế mở cũng tạo ra phong cách nội thất độc đáo hơn, phần nào thể hiện gu thẩm mỹ và tầm nhìn riêng biệt của chủ nhân.
Không gian mở kết hợp màu sắc nội thất giúp căn nhà trở nên độc đáo hơn
Thiết kế nội thất mở được áp dụng ở những không gian chức năng nào?
Khái niệm thiết kế mở không có nghĩa là tất cả các phòng chức năng đều phải thông nhau. Nó cũng không có nghĩa, giữa các phòng ngủ không có tường ngăn cách để đảm bảo sự riêng tư. Không gian mở được ứng dụng và thiết kế dành riêng cho các khu vực sinh hoạt chung nhằm tăng sự liên kết giữa các thành viên trong nhà và mở rộng khoảng lưu thông, sinh hoạt cho nhiều người.
Thiết kế mở không áp dụng cho phòng tắm, phòng ngủ, phòng trang điểm. Nó được áp dụng chủ yếu cho phòng khách, phòng bếp và phòng ăn.
Có 2 kiểu thiết kế liên thông đó là 2 trong 1 và 3 trong 1:
-
Thiết kế mở 2 trong 1 có thể bố trí khu vực bếp nấu và phòng ăn hoặc phòng ăn và phòng khách trong cùng một không gian.
-
Thiết kế mở 3 trong 1 là thiết kế liên thông cả 3 khu vực phòng khách, phòng ăn và phòng bếp.
Như chúng ta đã biết, thiết kế không gian mở sẽ không tồn tại bất kỳ bức tường hay vách ngăn chính thức nào. Để có thể nhận biết từng khu vực chức năng chúng ta có thể dựa vào chi tiết nội thất chính trong khu vực hoặc dựa vào các vách ngăn mang tính ước lệ. Ví dụ, tấm thảm trải phòng khách vừa là vật trang trí vừa là vật làm ấm chân nhưng nó cũng là vách ngăn mang tính ước lệ để tách biệt rạch ròi khu vực tiếp đón khách với những khu vực khác trong nhà,… Vách ngăn mang tính ước lệ trong các không gian mở tùy thuộc vào dụng ý của gia chủ và không bị gò bó ở một món đồ nội thất nhất định.
Ưu điểm – Nhược điểm của nội thất không gian mở
Ưu điểm của nội thất không gian mở
-
Nhờ không sở hữu bất kỳ vách ngăn chính thức nào, nó khiến căn nhà có diện tích nhỏ trở nên rộng lớn hơn đáng kể
-
Việc loại bỏ vách ngăn còn giúp đón nguồn ánh sáng, nguồn gió tự nhiên dễ dàng len lỏi vào tất cả ngóc ngách trong nhà, tạo cảm giác không gian rộng rãi hơn và thoáng mát hơn.
-
Không gian sinh hoạt chung được cơi nới rộng rãi, giúp việc sinh hoạt của các thành viên trở nên dễ dàng, hơn nữa nó còn giúp gắn kết các thành viên trong gia đình. Khu vực không gian mở sẽ giúp người mẹ có thể vừa nấu ăn vừa xem tin tức hoặc trông con, người bố có thể vừa chơi cùng con vừa phụ mẹ dọn dẹp một cách dễ dàng.
-
Chỉ cần xoay chuyển vị trí vài món đồ là có thể tụ họp gia đình, bạn bè mà không lo không gian chật hẹp.
-
Tiết kiệm chi phí: Chi phí được tiết kiệm tối đa khi không phải bỏ ra thi công những bức tường, vách ngăn. Tiết kiệm mua sắm thiết bị nội thất liên quan cho các phòng chức năng theo lối thiết kế riêng biệt.
Nhược điểm của nội thất không gian mở
-
Do thiết kế mở nên việc điều hòa không khí khi thời tiết nắng nóng là mối quan tâm đáng lưu ý và cần có phương án xử lý phù hợp.
-
Không gian mở khi ứng dụng đối với văn phòng sẽ khó để tập trung cao độ cho nhân viên, đối với nhà ở sẽ phần nào đánh mất đi sự riêng tư.
-
Nhiều người cảm thấy bị thiếu không gian riêng tư ở khía cạnh văn phòng lẫn nhà ở.
-
Bị ảnh hưởng bởi tiếng ồn từ bên ngoài. Đặc biệt đối với không gian không sử dụng các thiết bị cách âm hoặc cửa cách âm.
Ý tưởng thiết kế không gian mở
Vì các bức tường đã bị loại bỏ nên việc bố trí nội thất trong không gian mở sẽ là khó khăn với những người không có chuyên môn. Do đó, để có thể dễ dàng sắp xếp nội thất hợp lý thì việc đầu tiên chúng ta hãy đặt đồ vật phân chia các khu vực theo đặc tính của không gian đó.
Sử dụng màu sắc trung tính, nhã nhặn
Những tone màu trung tính, tươi sáng hoặc trang nhã thường được sử dụng chủ đạo trong thiết kế nhà không gian mở. Chúng tạo ra cảm giác không gian được mở rộng hơn về nhiều chiều. Một lưu ý nhỏ là nên lựa chọn những tone màu tương đồng với nhau để nội thất bên trong trở nên hiện đại và sang trọng hơn, đồng thời sự liền mạch của không gian cũng được duy trì.
Màu sắc tươi sáng được ứng dụng nhiều trong thiết kế nội thất không gian mở
Phá bỏ những vách ngăn
Việc phân chia các khu vực khác nhau không còn phụ thuộc quá nhiều vào các vách ngăn. Điều này nhằm tạo ra sự liên thông giữa những căn phòng và loại bỏ sự bức bí khi ở trong một diện tích quá chật hẹp. Vậy làm thế nào để phân vùng giữa các phòng? Các kiến trúc sư đã khéo léo sử dụng hiệu ứng màu sắc, sự đậm nhạt của ánh sáng và một số đồ nội thất để phân chia các khu vực khác nhau.
Hiệu ứng màu sắc kết hợp cùng sự đậm nhạt của ánh sáng và đồ nội thất theo từng khu vực chức năng
Sử dụng kính
Kính chính là vật liệu được ưu tiên sử dụng khi xây dựng không gian mở. Có thể phân chia các phòng bằng vách ngăn kính, không gian có cảm giác rộng mở và không bị che khuất tầm nhìn. Ngoài ra những ô hắt ánh sáng, cửa sổ lớn, giếng trời,… đều có thể sử dụng vật liệu kính để tạo ra không gian mở hoàn hảo cho căn nhà.
Vật liệu kính được ứng dụng nhiều để tạo ra không gian mở hoàn hảo
Hiện nay, còn có nhiều loại kính nghệ thuật điêu khắc hoa văn có màu và không màu, giúp ánh sáng có thể xuyên qua, lan tỏa từ phòng này sang phòng khác. Căn nhà sẽ trở nên lung linh hơn khi ánh sáng khúc xạ qua mặt kính, mang đến hiệu ứng hình ảnh vô cùng đẹp mắt.
Kết hợp ánh sáng tự nhiên
Yếu tố ánh sáng tự nhiên đặc biệt quan trọng trong thiết kế không gian mở. Không gian mở là gì nếu không phải là mang ánh nắng mặt trời vào bên trong ngôi nhà. Để tận dụng vẻ đẹp của nguồn sáng vô giá này, các kiến trúc sư thường khéo léo kết hợp giữa việc bố trí nội thất và ngoại cảnh thông qua cửa sổ, giếng trời nhằm tạo nên những hiệu ứng đẹp mắt cho không gian.
Sự kết hợp hài hòa giữa màu sắc và ánh sáng là yếu tố quan trọng mang lại tính thẩm mỹ cho không gian mở của ngôi nhà. Để tạo được sự đồng bộ và liên kết, bạn cần biết cách phối màu đồ trang trí, đồ nội thất và màu tường nhà,… sao cho phù hợp và ăn ý nhất.
Gió và ánh sáng tự nhiên là nguồn sinh khí tốt nhất cho sức khỏe
Bố cục sắp xếp nội thất
Để có bầu không khí ấm áp trong những ngôi nhà nhỏ, hãy chọn đồ nội thất bằng gỗ với thiết kế đơn giản, đa dụng. Và để không gian rộng hơn, bạn nên đặc biệt chú ý tạo lối đi thông thoáng qua nhà bếp, phòng khách, phòng ngủ và sắp xếp đồ đạc phù hợp.
Mặc dù bên trong ngôi nhà mở nhưng bạn vẫn cần tạo sự nổi bật cho từng phòng bằng cách sử dụng thảm trải sàn, gỗ ốp, màu sơn phù hợp.
Nội thất đơn giản và đa dụng là lựa chọn hàng đầu cho không gian mở
Thiết kế không gian sống xanh
Để mang lại không gian sống xanh, thiết kế sân vườn và không gian trong nhà phải được bố trí với nhiều khung cửa sổ lớn. Cửa chính được mở rộng để đón ánh nắng tự nhiên và gió từ ngoài vào. Mặc dù gia chủ ở trong nhà nhưng vẫn có thể ngắm trọn vẹn khung cảnh ở bên ngoài.
Cây xanh và tiểu cảnh được ứng dụng trong thiết kế nội thất không gian mở
BlueSea Decor – Chuyên thiết kế, thi công nội thất không gian mở ấn tượng
BlueSea Decor là đơn vị chuyên thiết kế, thi công, nâng cấp nội thất trọn gói, theo đuổi các xu hướng thiết kế thịnh hành trên thế giới, trong đó không thể không kể đến xu hướng xây dựng không gian mở. Đồng hành cùng nhiều gia đình trong việc kiến tạo không gian sống mơ ước, chúng tôi cam kết quy trình làm việc chuyên nghiệp cùng chất lượng sản phẩm đạt ý muốn.
Tổng hợp mẫu thiết kế nội thất không gian mở
Nếu bạn đang băn khoăn chưa biết cách thiết kế nội thất cho tổ ấm của mình như thế nào thì hãy bỏ túi ngay các ý tưởng độc đáo dưới đây của BlueSea Decor nhé:
Thiết kế nội thất nhà vườn không gian mở
Những bức tường thô nhám khiến bạn cảm thấy ngột ngạt, bị gò bó? Hãy thay đổi chúng để không gian được cởi mở, hiện đại hơn. Với không gian nhà vườn, bạn sẽ cảm thấy dễ chịu khi được hòa mình vào thiên nhiên.
Biệt thự nhà vườn không gian mở loại bỏ hoàn toàn cảm giác gò bó ngột ngạt
Sự kết hợp hài hòa giữa nhà và vườn mang lại không gian mở với lối kiến trúc độc đáo. Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng, gia chủ cần biết tính toán, sắp xếp và bố trí không gian để làm sao tận dụng được các yếu tố tự nhiên như hướng gió và hướng nắng vào nhà.
Thiết kế nội thất không gian mở phòng khách – phòng bếp
Hiện nay, các căn hộ chung cư đang ưa chuộng phong cách thiết kế mở phòng khách liền bếp, đặc biệt là những căn hộ có diện tích nhỏ hẹp. Để phân vùng hai không gian này, gia chủ có thể khéo léo bố trí bộ bàn ăn gia đình.
Đây được xem là vách ngăn ngầm hiệu quả với nhiều công năng tuyệt vời. Điều này vẫn đảm bảo sự thông thoáng mà vẫn có riêng riêng biệt, phân tách giữa từng khu vực sinh hoạt.
Sử dụng bàn ăn để tách biệt và phân chia không gian nội thất phòng khách và phòng bếp
Thiết kế nội thất không gian mở phòng khách – phòng ngủ
Kết hợp phòng khách và phòng ngủ trong cùng một không gian là sự lựa chọn tất yếu của các căn hộ chung cư diện tích nhỏ hiện nay. Ngoài việc sử dụng màu sắc để phân tách không gian thì gia chủ có thể sử dụng thêm các vách ngăn bằng kính, gỗ hoặc rèm che, màn che,… để đảm bảo sự riêng tư cho từng khu vực.
Sử dụng vách kính để phân chia phòng khách – phòng ngủ
Sử dụng vách kính kết hợp rèm để phân chia phòng khách – phòng ngủ
Thiết kế nội thất không gian mở phòng ngủ – phòng làm việc
Hiện nay, việc kết hợp phòng ngủ và phòng làm việc không còn quá xa lạ. Tuy nhiên, để tạo sự thoải mái và riêng tư cho gia chủ mỗi khi đặt chân vào phòng ngủ là vấn đề khá nan giải khi thiết kế một căn phòng đa chức năng.
Phòng ngủ thiết kế theo phong cách hiện đại kết hợp cùng phòng làm việc
Để tách biệt phòng ngủ và phòng làm việc thì giải pháp đơn giản nhất là sử dụng một bức tường nhỏ hoặc cửa kính trượt, giúp phân định rõ ràng hai không gian mà vẫn đảm bảo sự thông thoáng, tối ưu về mặt diện tích.
Phòng ngủ và phòng làm việc được tách biệt nhờ thiết kế tường ngăn cách đảm bảo sự riêng tư
Hy vọng rằng những thông tin trên đây đã giúp bạn hiểu rõ không gian mở là gì. Nếu bạn quan tâm đến thiết kế nội thất và cần tư vấn chi tiết hơn, đừng ngại ngần liên hệ với chúng tôi để nhận được giải pháp thiết kế nội thất phù hợp nhất cho căn hộ gia đình.
Ngọc Trinh